Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Trung du và miền núi Bắc bộ



Vùng trung du và miền núi Bắc bộ là địa bàn quan trọng về kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kinh tế – xã hội của vùng đã có bước phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, do xuất phát điểm kinh tế thấp, hạ tầng cơ sở nghèo nàn, trình độ quản lý không đồng đều, những thành quả về phát triển kinh tế – xã hội của Vùng đạt được chưa tương xứng với tiềm năng mà thiên nhiên ưu đãi.

Thực hiện Nghị quyết 37NQ/ TW về “Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010” Tạp chí Công nghiệp đã thu thập thư liệu và biên soạn cuốn sách “Tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Trung du và miền núi Bắc bộ", nhằm giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh và định hướng phát triển của Vùng, của các địa phương, các doanh nghiệp của 14 tỉnh trong Vùng.

Có thể nói, tiềm năng lớn nhất của vùng là: Quỹ đất còn nhiều, thủy điện dồi dào, khoáng sản phong phú và tiềm năng du lịch đặc sắc đã được phản ánh trong cuốn sách.

Nội dung cuốn sách gồm 2 phần chính:

Phần 1: Giới thiệu khái quát tiềm năng, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Vùng.

Phần 2: Giới thiệu tiềm năng, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của 14 tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ.

Đặc biệt, trong phần nội dung của mỗi tỉnh có danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và những cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư vào địa bàn.

Cuốn sách dày 686 trang, khổ 20,5 x 29cm, in trên giấy tốt, bìa cứng, xuất bản tháng 11/2006.

Lời giới thiệu

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là địa bàn cực kỳ quan trọng về kinh tế - xã hội cũng như môi trường và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Trong Vùng ẩn chứa nguồn tài nguyên phong phú, bao gồm nhiều triệu ha rừng, nguồn tài nguyên nước dồi dào và thủy năng to lớn, hàng triệu ha đất đai các loại, nhiều khoáng sản quý hiếm và có trữ lượng lớn, đặc biệt là Vùng có nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng với Lào và Trung Quốc.

Thiên nhiên ban tặng cho nơi đây nhiều cảnh quan kỳ thú như, núi Cô Tiên (Hà Giang), thác Bản Giốc (Cao Bằng), động Tam Thanh – Nhị Thanh (Lạng Sơn), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), thị trấn Sa Pa (Lào Cai), cánh đồng Than Uyên (Lai Châu), thung lũng Mai Châu (Hòa Bình), cao nguyên Mộc Châu (Sơn La)... Là nơi cội nguồn dân tộc, nơi phát tích của một thời Hùng Vương dựng nước, có nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun... nổi tiếng, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có những di tích lịch sử gắn với truyền thuyết nguồn gốc dân tộc như, đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng (Phú Thọ). Là “trấn biên”, “phên dậu” của Tổ quốc, nhiều địa danh trong Vùng đã đi vào lịch sử dân tộc với những chiến công lừng lẫy như Mục Nam Quan, ải Chi Lăng (Lạng Sơn), mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào (Tuyên Quang), Pắc Pó (Cao Bằng) và Điện Biên Phủ – lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu... Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên, bề dày lịch sử, văn hóa, cũng như truyền thống lao động, đấu tranh cách mạng của những con người ở vùng đất này với tất cả tình cảm của mình.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, với biết bao nỗ lực của các cấp ủy Đảng và đồng bào các dân tộc trong Vùng, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đã có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Vùng là 6,41%/năm (cả nước là 7,5%/năm); GDP bình quân đầu người của Vùng là 352 USD/năm (cả nước là 640 USD/năm); cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực. Nơi đây, đã và đang mọc lên ngày càng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, như Công ty Giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), Công ty Gang thép Thái Nguyên (Thái Nguyên), Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Bắc Giang)..., những công trình thủy điện lớn mang tầm cỡ khu vực và thế giới như, Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Yên Bái), Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, công suất 1.920 MW, đến năm 2012, khi Nhà máy Thủy điện Sơn La, công suất 2.400 MW đi vào hoạt động, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ sẽ là nơi cung cấp điện chủ yếu cho cả nước.

Tuy nhiên, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, bởi xuất phát điểm kinh tế thấp, hạ tầng cơ sở nghèo nàn, nhiều dân tộc ít người sinh sống, trình độ dân trí chưa đồng đều... Cùng với sự phát triển đi lên của các vùng, miền trong cả nước, để phát triển vùng lãnh thổ mang tính chiến lược quan trọng này cho xứng với tiềm năng hiện có, ngày 01/7/2004, Bộ Chính trị – BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết số 37/NQ-TW về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010”. Đây là định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Vùng trong công cuộc CNH, HĐH đất nước và Nghị quyết này cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đến những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống.

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng, các bộ, ngành, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh đã có chương trình hành động, đề ra mục tiêu, định hướng, giải pháp cho từng ngành, từng địa phương trong Vùng giai đoạn 2006 – 2010, có tính đến 2020, nhằm đạt mục tiêu của Nghị quyết 37-NQ/TW, đưa nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của Vùng cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9 – 10%, đến năm 2010, GDP bình quân đầu người gấp 2,5 lần so với năm 2000 và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 34% trong tổng GDP của Vùng.

Thực hiện Chương trình hành động của ngành Công nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 1863/QĐ-CNĐP ngày 24/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp), Tạp chí Công nghiệp - cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công nghiệp, đã phối hợp với các ngành kinh tế, các địa phương, các doanh nghiệp trong Vùng, thu thập thông tin xuất bản cuốn sách “Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Trung du và miền núi Bắc bộ”, nhằm giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và các địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn với đông đảo bạn đọc cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:

Phần 1: Giới thiệu khái quát tiềm năng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

Phần 2: Giới thiệu tiềm năng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong Vùng.

Hy vọng, cuốn sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích, giúp độc giả gần xa, các đối tác đầu tư có thêm nhiều thông tin bổ ích về tiềm năng, nguồn lực vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, thấy được bức tranh toàn cảnh về sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng; qua đó, có điều kiện để mở rộng hợp tác, tìm cơ hội đầu tư hiệu quả, phấn đấu để vùng Trung du và miền núi Bắc bộ sớm trở thành vùng kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh, quốc phòng, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Đây là cuốn sách có nội dung rộng, khối lượng thông tin lớn, một số thông tin giữa các ngành, các tỉnh không thống nhất, việc cung cấp tư liệu của một số đơn vị không đầy đủ, nên khó tránh khỏi những sai sót. Mong bạn đọc thông cảm và góp ý, bổ sung thêm tư liệu cho các lần xuất bản sau.

Chúng tôi trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn, đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, giúp đỡ tài chính để cuốn sách được hoàn thành với yêu cầu cao nhất.

Nhà xuất bản Lao động - xã hội

• Lời giới thiệu 3

Phần I

Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

vùng Trung dung và miền núi Bắc bộ

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. 7

• Chương trình hành động của ngành Công nghiệp. 16

• Định hướng phát triển công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. 20

• Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

23

• Định hướng phát triển mạng lưới giao thông vận tải các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

27

• Định hướng phát triển mạng lưới đô thị và hạ tầng cơ sở vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020.

29

• Định hướng phát triển mạng lưới Bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010. 34

• Phát triển hệ thống y tế vùng Trung du và miền núi Bắc bộ giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 36

• Tiềm năng du lịch vùng Trung du miền núi Bắc bộ. 39

Phần II

Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

các địa phương trong vùng

Tỉnh Bắc Giang

• Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang. 43

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang. 44

• Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010. 48

• Tỉnh Bắc Giang: Đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 49

• Tỉnh Bắc Giang: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2006 - 2010. 53

• Tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. 55

• Nông nghiệp Bắc Giang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 63

• Ngành Xây dựng Bắc Giang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 64

• Ngành Giao thông vận tải Bắc Giang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 65

• Ngành Tài chính Bắc Giang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 66

• Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Giang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 67

• Ngành Thương mại - Du lịch Bắc Giang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 68

• Ngành Giáo dục đào tạo Bắc Giang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 69

• Một số dự án đầu tư phát triển chủ yếu giai đoạn 2000 - 2010.

• Điện lực Bắc Giang: Đáp ứng kịp thời, phục vụ phát triển kinh tế. 71

• Bưu chính - Viễn thông Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin. 73

• Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc: Không ngừng đầu tư để phát triển bền vững. 76

• Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 2 Hà Bắc (Coma 2): Đoàn kết, vượt khó khăn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ để hòa nhập với khu vực và quốc tế. 78

• Huyện Lạng Giang: Đẩy nhanh hơn tốc độ sản xuất các ngành kinh tế. 81

• Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. 84

• Công ty TNHH Liên doanh Việt Hàn: Đi lên từ sức trẻ và nghị lực. 86

Tỉnh Bắc Kạn

• Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn. 89

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn. 90

• Tỉnh ủy Bắc Kạn: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. 94

• Bắc Kạn: Vì một chính quyền vững mạnh, kinh tế - xã hội phát triển và đời sống nhân dân ngày càng tiến bộ. 98

• Sở Công nghiệp Bắc Kạn: Tập trung khai thác mọi tiềm năng và lợi thế phát triển công nghiệp nhanh và bền vững. 102

• Tóm tắt quy hoạch ngành công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010. 105

• Nông nghiệp Bắc Kạn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 108

• Ngành Xây dựng Bắc Kạn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 109

• Ngành Giao thông vận tải Bắc Kạn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 110

• Ngành Tài chính Bắc Kạn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 111

• Ngành Thương mại - Du lịch Bắc Kạn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 112

• Ngành Giáo dục đào tạo Bắc Kạn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 113

• Chính sách hỗ trợ và các ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh Bắc Kạn. 114

• Danh mục dự án kêu gọi đầu tư. 116

• Điện lực Bắc Kạn: Tăng tốc và tỏa sáng. 118

• Bưu điện Bắc Kạn với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng phát triển đến năm 2010. 120

• Sở TDTT Bắc Kạn: Đẩy mạnh phong trào toàn dân rèn luyện thân thể, tích cực tập luyện để giành nhiều thành tích cao. 122

• Công ty Khoáng sản Bắc Kạn: Doanh nghiệp nhà nước đứng đầu của Tỉnh. 125

Tỉnh Cao Bằng

• Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng. 128

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng. 129

• Tỉnh ủy Cao Bằng: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. 133

• Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng: “Chung sức đồng lòng” thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. 138

• Công nghiệp Cao Bằng: Mục tiêu và định hướng phát triển. 142

• Tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. 145

• Ngành Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng: Mục tiêu và định hướng phát triển. 150

• Ngành Xây dựng Cao Bằng: Mục tiêu và định hướng phát triển. 151

• Ngành Giao thông vận tải Cao Bằng: Mục tiêu và định hướng phát triển. 152

• Ngành Tài chính Cao Bằng: Mục tiêu và định hướng phát triển. 153

• Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng: Mục tiêu và định hướng phát triển. 154

• Ngành Bưu chính viễn thông Cao Bằng: Mục tiêu và định hướng phát triển. 155

• Ngành Thương mại - Du lịch Cao Bằng: Mục tiêu và định hướng phát triển. 156

• Ngành Giáo dục đào tạo Bắc Kạn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 157

• Một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 158

• Công ty Xi măng - Xây dựng công trình Cao Bằng: Không ngừng nâng cao chất lượng và xây dựng uy tín. 161

• Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Cao Bằng: Vượt khó đi lên bằng nội lực.

163

• Trường Cao đẳng sư phạm Cao Bằng: Nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Cao Bằng. 165

• Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng: Luôn thực hiện tốt chính sách an sinh. 168

• Công ty Bảo hiểm nhân thọ Cao Bằng: Trên đường gây dựng uy tín. 171

Tỉnh Điện Biên

• Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên. 176

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên. 177

• Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. 184

• Công nghiệp Điện Biên: Tiềm năng và triển vọng phát triển. 188

• Tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2015. 191

• Ngành Nông nghiệp và PTNT Điện Biên: Mục tiêu và định hướng phát triển. 195

• Ngân hàng Chính sách xã hội Điện Biên: Mục tiêu và định hướng phát triển. 196

• Các dự án thu hút đầu tư của tỉnh Điện Biên. 198

• Ngành Thuế Điện Biên: Bước khởi đầu đầy triển vọng. 200

• Ngành Giao thông vận tải Điện Biên: Thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

202

• Ngành Xây dựng Điện Biên: Nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. 205

• Ngành Tài chính Điện Biên: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội địa phương.

208

• Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Điện Biên: Địa chỉ tin cậy cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

211

Tỉnh Hà Giang

• Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang. 227

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang. 228

• Tỉnh ủy Hà Giang: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị.

231

• Hà Giang quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. 235

• Nhìn lại một năm hoạt động của Trung tâm khuyến công và tư vấn công nghiệp Hà Giang.238

• Tóm tắt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006 - 2010.

241

• Ngành Nông nghiệp Hà Giang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 246

• Ngành Giao thông vận tải Hà Giang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 247

• Ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Giang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 248

• Danh mục dự án thu hút đầu tư vào Hà Giang. 249

• Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang: Người bạn đồng hành và tin cậy đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hà Giang. 251

• Điện lực Hà Giang: Hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006 - 2015. 254

• Ngành Thương mại Du lịch Hà Giang: Thực sự là ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. 257

• Bưu điện Hà Giang: Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. 260

Tỉnh Hòa Bình

• Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình. 264

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình. 265

• Tỉnh ủy Hòa Bình: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. 269

• Hòa Bình: Sẵn sàng cho một tương lai phát triển ổn định và bền vững. 272

• Công nghiệp Hòa Bình: Nâng cao năng lực nội tại, tự tin bước vào quá trình hội nhập. 276

• Tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2010. 279

• Ngành Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình: Mục tiêu và định hướng phát triển. 282

• Ngành Điện lực Hòa Bình: Mục tiêu và định hướng phát triển. 283

• Ngành Xây dựng Hòa Bình: Mục tiêu và định hướng phát triển. 284

• Ngành Giao thông vận tải Hòa Bình: Mục tiêu và định hướng phát triển. 285

• Ngành Tài chính Hòa Bình: Mục tiêu và định hướng phát triển. 286

• Ngành Ngân hàng Hòa Bình: Mục tiêu và định hướng phát triển. 287

• Ngành Bưu chính viễn thông Hòa Bình: Mục tiêu và định hướng phát triển. 288

• Ngành Thương mại Du lịch Hòa Bình: Mục tiêu và định hướng phát triển. 289

• Ngành Giáo dục đào tạo Hòa Bình: Mục tiêu và định hướng phát triển. 290

• Ngành Y tế Hòa Bình: Mục tiêu và định hướng phát triển. 291

• Chính sách ưu đãi đầu tư vào tỉnh Hòa Bình. 292

• Danh mục dự án gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước. 293

• Đà Bắc - Cửa đầu tư rộng mở. 294

• Tân Lạc - Sức trẻ và một vẻ đẹp kỳ thú. 297

• Huyện Kỳ Sơn: Không ngừng đổi mới và mở rộng hợp tác. 300

• Lạc Sơn đang thu hút đầu tư. 303

• Vai trò tổng thầu EPC với sự phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc. 304

Tỉnh Lai Châu

• Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu. 307

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu. 308

• Tỉnh ủy Lai Châu: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. 310

• Tạo thế và lực đưa kinh tế - xã hội Lai Châu phát triển bền vững trong tương lai. 314

• Công nghiệp Lai Châu: Hướng đến sự tăng trưởng cao và bền vững. 318

• Tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 - 2015. 321

• Ngành Nông nghiệp và PTNT Lai Châu: Mục tiêu và định hướng phát triển. 325

• Ngành Điện lực Lai Châu: Thực hiện điện đi trước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. 326

• Ngành Xây dựng Lai Châu: Mục tiêu và định hướng phát triển. 328

• Ngành Giao thông vận tải Lai Châu: Mục tiêu và định hướng phát triển. 329

• Ngành Tài chính Lai Châu: Mục tiêu và định hướng phát triển. 330

• Ngân hàng Chính sách xã hội Lai Châu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. 331

• Bưu điện Lai Châu: Đổi mới quản lý, khai thác kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông. 333

• Ngành Y tế Lai Châu: Mục tiêu và định hướng phát triển. 335

• Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ III: Nỗ lực vươn lên. 336

• Cục Thuế Lai Châu: Tăng cường năng lực hoạt động bằng các giải pháp đồng bộ. 338

• Một số dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Lai Châu. 341

• Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lai Châu: Xứng đáng là ngân hàng chủ lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 342

• Phong Thổ - Vùng đất biên giới đầy tiềm năng. 344

• Huyện Tam Đường: Bước phát triển mới của một huyện vùng cao. 347

• Than Uyên hôm nay... và một tương lai gần. 350

Tỉnh Lạng Sơn

• Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn. 365

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn. 366

• Tỉnh ủy Lạng Sơn: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. 369

• Lạng Sơn đẩy mạnh CNH - HĐH, phát triển nhanh và bền vững. 374

• Công nghiệp Lạng Sơn: Phát triển mạnh mẽ, bền vững. 377

• Tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. 380

• Ngành Nông nghiệp Lạng Sơn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 386

• Ngành Giao thông vận tải Lạng Sơn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 387

• Ngành Xây dựng Lạng Sơn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 388

• Ngành Tài chính Lạng Sơn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 389

• Ngành Ngân hàng Lạng Sơn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 390

• Bưu điện Lạng Sơn trong tiến trình hội nhập. 391

• Ngành Giáo dục đào tạo Lạng Sơn: Mục tiêu và định hướng phát triển. 393

• Công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn: Điểm sáng của ngành công nghiệp Lạng Sơn.

394

• Lâm trường Đình Lập: Từng bước ổn định và phát triển. 396

• Công ty TNHH một thành viên than Na Dương: 47 năm xây dựng và trưởng thành. 398

• Quy định ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 400

• Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư đến năm 2010. 404

• Công ty TNHH MTV tư vấn và XDGT Lạng Sơn: ứng dụng tiến bộ KHKT nâng cao hiệu quả hoạt động. 406

• Điện lực Lạng Sơn: Thắp sáng niềm tin các dân tộc trong Tỉnh. 408

• Trường Công nhân kỹ thuật Lâm nghiệp I TW: Với các hoạt động cải tiến nhằm đáp ứng đào tạo theo nhu cầu. 411

Tỉnh Lào Cai

• Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai. 420

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai. 421

• Tỉnh ủy Lào Cai: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện . Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. 428

• Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010. 432

• Công nghiệp Lào Cai: Tiềm năng và định hướng phát triển. 435

• Tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2015. 438

• Ngành Nông nghiệp Lào Cai: Mục tiêu và định hướng phát triển. 444

• Ngành Xây dựng Lào Cai: Mục tiêu và định hướng phát triển. 445

• Ngành Giao thông vận tải Lào Cai: Mục tiêu và định hướng phát triển. 446

• Ngành Tài chính Lào Cai: Mục tiêu và định hướng phát triển. 447

• Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lào Cai: Mục tiêu và định hướng phát triển. 448

• Ngành Bưu chính viễn thông Lào Cai: Mục tiêu và định hướng phát triển. 449

• Ngành Thương Mại Lào Cai: Mục tiêu và định hướng phát triển. 450

• Ngành Giáo dục đào tạo Lào Cai: Mục tiêu và định hướng phát triển. 451

• Các chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư của tỉnh Lào Cai. 452

• Danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 455

• Công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam: Đổi mới, phát triển toàn diện. 458

• Bảo Thắng: Vùng đất trù mật ven sông. 461

Tỉnh Phú Thọ

• Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ. 466

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. 467

• Tỉnh ủy Phú Thọ: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. 470

• Phú Thọ tạo sức bật từ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư kết cấu hạ tầng. 475

• Ngành Công nghiệp Phú Thọ: Phấn đấu trở thành tỉnh Công nghiệp trước năm 2020. 479

• Tóm tắt quy hoạch ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010. 482

• Ngành Nông nghiệp Phú Thọ: Mục tiêu và định hướng phát triển. 488

• Ngành Điện lực Phú Thọ: Mục tiêu và định hướng phát triển. 489

• Ngành Xây dựng Phú Thọ: Mục tiêu và định hướng phát triển. 490

• Ngành Giao thông vận tải Phú Thọ: Mục tiêu và định hướng phát triển. 491

• Ngành Tài chính Phú Thọ: Mục tiêu và định hướng phát triển. 492

• Ngành Bưu chính viễn thông Phú Thọ: Mục tiêu và định hướng phát triển. 493

• Ngành Thương Mại Du lịch Phú Thọ: Mục tiêu và định hướng phát triển. 494

• Ngành Giáo dục đào tạo Phú Thọ: Mục tiêu và định hướng phát triển. 495

• Ngành Y tế Phú Thọ: Mục tiêu và định hướng phát triển. 496

• Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư vào Phú Thọ. 497

Tỉnh Sơn La

• Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La. 502

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La. 503

• Tỉnh ủy Sơn La: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị.

505

• Giai đoạn 2006 - 2010 Sơn La hứa hẹn một diện mạo mới. 508

• Sơn La: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu. 511

• Tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2015. 514

• Ngành Nông nghiệp Sơn La: Mục tiêu và định hướng phát triển. 520

• Ngành Xây dựng Sơn La: Mục tiêu và định hướng phát triển. 521

• Ngành Giao thông vận tải Sơn La: Mục tiêu và định hướng phát triển. 522

• Ngành Thương Mại Du lịch Sơn La: Mục tiêu và định hướng phát triển. 523

• Ngành Giáo dục đào tạo Sơn La: Mục tiêu và định hướng phát triển. 524

• Một số chính sách thu hút đầu tư. 525

• Các dự án kêu gọi đầu tư tỉnh Sơn La. 529

• Thị xã Sơn La: Phấn đấu để xứng đáng là đầu tầu kinh tế vùng Tây Bắc. 530

• Huyện Mộc Châu: Phấn đấu trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Sơn La. 534

• Bưu điện Sơn La: Tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. 537

• Công ty CP Xây dựng Trường Giang với mô hình trại nuôi bò thịt chất lượng cao. 540

• Công ty TNHH Xây dựng Trường Thành trên đà lớn mạnh. 542

Tỉnh Thái Nguyên

• Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên. 546

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên. 547

• Tỉnh ủy Thái Nguyên: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. 553

• Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm kinh tế xã hội của vùng. 555

• Thái Nguyên phấn đấu thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. 559

• Tóm tắt quy hoạch các chuyên ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2015 có tính đến năm 2020. 561

• Ngành Nông nghiệp Thái Nguyên: Mục tiêu và định hướng phát triển. 570

• Ngành Giao thông vận tải Thái Nguyên: Mục tiêu và định hướng phát triển. 571

• Ngành Tài chính - Ngân hàng Thái Nguyên: Mục tiêu và định hướng phát triển. 572

• Ngành Bưu chính viễn thông Thái Nguyên: Mục tiêu và định hướng phát triển. 573

• Ngành Thương Mại Du lịch Thái Nguyên: Mục tiêu và định hướng phát triển. 574

• Ngành Giáo dục đào tạo Thái Nguyên: Mục tiêu và định hướng phát triển. 575

• Các chính sách ưu đãi nhà đầu tư được hưởng tại tỉnh Thái Nguyên (Đối với các nhà đầu tư trong nước). 576

• Các dự án đầu tư tỉnh Thái Nguyên. 578

• Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Nguyên: Nỗ lực vươn lên. 579

• Mỏ than Phấn Mễ: Tiếp nối truyền thống cách mạng. 581

• Xí nghiệp than Núi Hồng: Điểm sáng của ngành than vùng Trung du miền núi phía Bắc.

583

• Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên: Kết quả hoạt động từ một quy mô mới.585

Tỉnh Tuyên Quang

• Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang. 592

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang. 593

• Tỉnh ủy Tuyên Quang: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. 598

• Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển. 604

• Công nghiệp Tuyên Quang: Định hướng phát triển giai đoạn 2006 - 2010. 608

• Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 611

• Ngành Nông nghiệp Tuyên Quang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 616

• Điện lực Tuyên Quang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 617

• Ngành Xây dựng Tuyên Quang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 618

• Ngành Giao thông vận tải Tuyên Quang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 619

• Ngành Tài chính Tuyên Quang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 620

• Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 621

• Ngành Bưu chính viễn thông Tuyên Quang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 622

• Ngành Thương Mại Du lịch Tuyên Quang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 623

• Ngành Giáo dục đào tạo Tuyên Quang: Mục tiêu và định hướng phát triển. 624

• Những quy định cụ thể về các ưu đãi khuyến khích đầu tư. 625

• Danh mục ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư. 627

• Huyện Yên Sơn tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế. 628

• Công ty mía đường Sơn Dương: Khẳng định bước đi vững chắc. 630

Tỉnh Yên Bái

• Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái. 633

• Tiềm năng và các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái. 635

• Tỉnh ủy Yên Bái: Những nội dung cơ bản triển khai thực hiện

Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. 639

• Yên Bái - Tiềm năng và cơ hội phát triển. 645

• Công nghiệp Yên Bái: Bước mở đầu cho sức bật mới. 648

• Tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2015. 651

• Ngành Nông, lâm nghiệp Yên Bái: Mục tiêu và định hướng phát triển. 657

• Điện lực Yên Bái: Mục tiêu và định hướng phát triển. 658

• Ngành Xây dựng Yên Bái: Mục tiêu và định hướng phát triển. 659

• Ngành Giao thông vận tải Yên Bái: Mục tiêu và định hướng phát triển. 660

• Ngành Tài chính Yên Bái: Mục tiêu và định hướng phát triển. 661

• Ngân hàng NN&PTNT Yên Bái: Mục tiêu và định hướng phát triển. 662

• Ngành Bưu chính viễn thông Yên Bái: Mục tiêu và định hướng phát triển. 663

• Ngành Thương Mại Du lịch Yên Bái: Mục tiêu và định hướng phát triển. 664

• Ngành Giáo dục đào tạo Yên Bái: Mục tiêu và định hướng phát triển. 665

• Chính sách khuyến khích đầu tư tại tỉnh Yên Bái. 666

• Danh mục một số dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010. 668

• Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái: Đánh thức nguồn tiềm năng đang “Gối đầu ngủ yên”. 669

• Công ty cổ phần xây dựng giao thông Yên Bái: Góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh. 672

• Huyện Lục Yên: Công nghiệp - khâu đột phá trong phát triển kinh tế. 674

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét