Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Công nghệ sản xuất lốp radian tại Công ty Cao su miền Nam

Công nghệ sản xuất lốp radian tại Công ty Cao su miền Nam Trước đây, muốn có được một quả lốp radian như ý ta phải nhập khẩu từ nước ngoài, rất đắt. Nhưng nhờ sự tiến bộ của KHKT Việt Nam nay đã sản xuất được loại lốp đó và đáp ứng được nhu cầu cho thị trường trong nước. Một trong những nơi sản xuất được lốp Radian tại Việt Nam đó là Công ty CASUMINA

Công nghệ tuần hoàn nước tại C.ty Phân lân Văn Điển

Những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh và sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, nhu cầu sử dụng nguồn nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng tăng vọt, tình trạng khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm một cách vô tội vạ đã gây ra nguy cơ thiếu nguồn nước nghiêm trọng cho những năm tiếp theo. Từ thực tế trên, Công ty Phân lân Vân Điển đã tiến hành nghiên cứu đề tài tuần hoàn nước trong sản xuất phân lân.

Để giúp bạn xem truyền hình có được những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực phát triển KHCN trong công nghiệp, Truyền hình Công nghiệp sẽ cung cấp cho





- Giới thiệu tổng quan về công nghệ sản xuất của các ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam và thế giới;

- Giới thiệu những tiến bộ công nghệ trong sản xuất một số loại nguyên liệu, sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng;

- Giới thiệu các quy trình, giải pháp kỹ thuật về an toàn, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp, phục vụ các ngành kinh tế – kỹ thuật;

- Giới thiệu các công nghệ sản xuất phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nông thôn;

- Cung cấp cho bạn xem truyền hình các phương pháp bảo quản, sửa chữa các hỏng hóc thông thường để sử dụng tốt hơn các sản phẩm công nghiệp.

Công nghiệp Bắc Giang



Bắc Giang là tỉnh miền núi phía đông bắc có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển công nghiệp. Trong những năm qua, công nghiệp Bắc Giang đã phát triển mạnh đặc biệt là tình hình đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế – xã hội của Tỉnh. Với mục đích giới thiệu tiềm năng hát triển kinh tế – xã hội đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, Tạp chí Công nghiệp phối hợp với Sở Công nghiệp Bắc Giang xuất bản cuốn sách “Công nghiệp Bắc Giang – Tiềm năng, hiện trạng và triển vọng phát triển.

Cuốn sách có các nội dung:

- Giới thiệu mục tiêu định hướng phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 có tính đến năm 2015.

- Tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn, tiềm năng phát triển công nghiệp của một số huyện

- Giới thiệu một số doanh nghiệp tiêu biểu thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Giới thiệu một số trường đào tạo làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp.

Sách dày 102 trang, in 4 màu trên giấy tốt, khổ 20 x 28cm, xuất bản tại Hà Nội năm 2005.

Lời nói đầu

Bắc Giang là tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc. Đây là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, in đậm truyền thống văn hiến, yêu nước và cách mạng của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, địa danh Bắc Giang gắn liền với những chiến công vang dội mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc như Xương Giang, Cần Trạm, Yên Thế.

Với địa lý thuận lợi, cùng với con người Bắc Giang có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cường trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trong công cuộc đổi mới và hội nhập, Bắc Giang đang từng bước vươn lên, phấn đấu tạo nên nhiều chuyển biến tích cực làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội.

Giai đoạn 2001 - 2005, nền kinh tế của Tỉnh liên tục tăng trưởng và phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; công nghiệp khởi sắc, nông nghiệp liên tục được mùa và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển; sự nghiệp giáo dục y tế, văn hóa, khoa học - công nghệ có nhiều tiến bộ; đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện...

Với mong muốn giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang trong tiến trình hội nhập với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, được phép của lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang, Tạp chí Công nghiệp - Bộ Công nghiệp phối hợp với Sở Công nghiệp Bắc Giang xuất bản chuyên đề: “Công nghiệp Bắc Giang - Tiềm năng, hiện trạng và triển vọng phát triển”.

Hy vọng rằng, qua chuyên đề này, những bạn đọc, những nhà đầu tư quan tâm đến Bắc Giang, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ có được những thông tin cần thiết để tìm hiểu đầu tư vào tỉnh nhà.

Ban Chuyên đề Tạp chí Công nghiệp xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang, các cơ quan ban ngành trong Tỉnh, UBND thành phố và các huyện, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cảm ơn sự phối hợp nhiệt tình và hiệu quả của Sở Công nghiệp Bắc Giang để chuyên đề được ra mắt bạn đọc vào những ngày cuối năm 2005.

Mục lục

Lời giới thiệu 1

Công nghiệp Bắc Giang thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả và bảo vệ môi trường 3

Công nghiệp Bắc Giang: Tiềm năng và triển vọng phát triển. 7

Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Giang: Đổi mới cơ chế thu hút đầu tư 11

Ngành Giao thông vận tải bắc giang góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh 13

Sở tài nguyên và môi trường Bắc Giang: Bảo vệ môi trường, một yêu cầu cấp thiết trong ngành công nghiệp 16

Bắc Giang tiếp tục đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu 19

Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Giang chú trọng đầu tư cho công nghiệp địa phương. 22

Tình hình xây dựng và phát triển, khả năng đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang 25

Điện lực Bắc Giang với sự nghiệp phát triển công nghiệp của Tỉnh 28

Bắc Giang chú trọng công tác quy hoạch sử dụng đất 31

ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp 34

Kinh tế tập thể Bắc Giang trước thềm hội nhập 38

Huyện Hiệp Hòa: Tạo lập cơ hội giao thương mới 41

Lạng Giang vì một chính quyền vững mạnh, kinh tế xã hội phát triển và đời sống nhân dân ngày càng tiến bộ. 45

Huyện Lục Ngạn hướng tới tương lai công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. 49

Huyện Lục Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công, nông nghiệp và dịch vụ du lịch. 53

Huyện Sơn Động nhìn lại 5 năm thực hiện 6 chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng điểm 56

Huyện Tân Yên tập trung nguồn lực phát triển kinh tế 60

Huyện Yên Dũng khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 64

Huyện Yên Thế phát huy truyền thống quê hương cách mạng anh hùng. 67

Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc năng động, sáng tạo nắm bắt cơ hội mới. 71

Công ty cổ phần Ngân Sơn khôi phục và phát triển nguồn nguyên liệu thuốc lá tại tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 74

Công ty cổ phần May Bắc Giang doanh nghiệp và người lao động là trung tâm phát triển 78

Nông trường Sơn Động II dám nghĩ, dám làm, mở mang sản xuất 81

Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Lạng đảm bảo an toàn cho hành khách và hàng hóa. 84

Trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Bắc Giang 86

Trường trung học kỹ thuật công nghiệp: Sự khởi đầu mới 89

Bước chuyển mình hiệu quả của trường trung học kinh tế kỹ thuật Bắc Giang 92

Trường Trung học kỹ thuật dạy nghề đào tạo bám sát yêu cầu của doanh nghiệp 95

Trường Trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên lá cờ đầu của ngành Giáo dục đào tạo Bắc Giang 97

Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp Bắc Giang quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động được coi trọng 99

Công nghiệp Hưng Yên trong tiến trình hội nhập



Hưng Yên là một tỉnh nằm giữa châu thổ sông Hồng, có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Từ ngày tái lập tỉnh, nền kinh tế nói chung và đặc biệt ngành công nghiệp Tỉnh có nhiều khởi sắc. Với mục tiêu đến năm 2020, Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, thì vấn đề thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước và tỉnh có tầm quan trọng đặc biệt. Cuốn chuyên đề “Công nghiệp Hưng Yên trong tiến trình hội nhập” sẽ giới thiệu bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp Hưng Yên đặt trong bức tranh chung của nền kinh tế những năm đầu của thế kỷ XXI và những định hướng cho sự phát triển.

Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu tình hình KT-XH của Hưng Yên và những định hướng phát triển, bao gồm các bài viết của lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành.

Phần 2: Giới thiệu tiềm năng phát triển công nghiệp của các huyện và thị xã. Trong phần này còn giới thiệu những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn.

Phần 3: Giới thiệu các Quy định: Quy định về ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh Hưng Yên; Quy định tuyển chọn, sử dụng và quản lý lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn; Quy định cụ thể việc thực hiện quyết định số 22/2003/QĐ/BTC ngày 18/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

Danh mục khu vực ưu đãi đầu tư

Sách gồm 105 trang, khổ 20 x 28cm, in trên giấy tốt.

Lời nói đầu

Hưng Yên là một tỉnh nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, in đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cách đây vài ba trăm năm, Hưng Yên đã từng là “đô thị”, thương cảng sầm uất của đất nước.

Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng với con người Hưng Yên có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, trong công cuộc đổi mới, Hưng Yên đang từng bước vươn lên trở thành một tỉnh giàu mạnh.

Với mục tiêu phấn đấu là đến trước năm 2020, Hưng Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, mà trong đó mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 2001 - 2010 là nhịp độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân trên 12%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 35,1%; dịch vụ 42,7%; nông nghiệp 22,2%; hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Hưng Yên đã chủ trương phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với tốc độ nhanh, coi đây là nhân tố chủ yếu góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả tỉnh.

Với mong muốn giới thiệu tiềm năng của công nghiệp Hưng Yên trong tiến trình hội nhập với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, được phép của lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Công nghiệp - Bộ Công nghiệp phối hợp với Sở Công nghiệp Hưng Yên xuất bản chuyên đề: “Công nghiệp Hưng Yên trong tiến trình hội nhập”.

Hi vọng rằng, qua cuốn chuyên đề này, những bạn đọc, những nhà đầu tư quan tâm đến Hưng Yên, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ có được những thông tin cần thiết để tìm hiểu đầu tư vào tỉnh nhà.

Ban chuyên đề Tạp chí Công nghiệp xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên, các cơ quan ban ngành trong tỉnh, UBND thị xã và các huyện, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cảm ơn sự phối hợp nhiệt tình của Sở Công nghiệp Hưng Yên để cuốn chuyên đề được ra mắt bạn đọc vào những ngày cuối năm 2003.

Mục lục

Lời giới thiệu 1

Hưng Yên - Đất và Người 3

Hưng Yên khai thác mọi nguồn lực đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề. 7

Liên minh HTX Hưng Yên - những thành tựu nổi bật. 12

Phát triển công nghiệp nhiều thành phần gắn với chuyển dịch cơ cấu theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 16

Hợp tác đầu tư chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 20

Ngành xây dựng Hưng Yên đặt nền móng vững chắc cho tương lai. 24

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hưng Yên luôn vì lợi ích khách hàng. 26

Không ngừng phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông. 30

Ngành Địa chính Hưng Yên với công tác quản lý và sử dụng đất đai. 33

Thị xã Hưng Yên: Kinh tế, xã hội phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực. 36

Công ty Xây lắp Hưng Yên “Đơn vị sản phẩm chất lượng cao”. 41 u Công ty May Hưng Yên: Điểm sáng vươn lên từ lửa đạn. 44

Công ty May II Hưng Yên: Điểm sáng của công nghiệp địa phương. 47

Công ty Nhựa Hưng Yên: Xây dựng, trưởng thành và phát triển. 50

Công ty Cơ khí Dệt May Hưng Yên năng động trong sản xuất kinh doanh. 53

HTX May Đại Đồng: 44 năm tồn tại và phát triển. 55

Công ty Công nghệ Điện tử Điện lạnh Việt Nam (Mitsustar) và những bước đi tự tin tại Việt Nam. 56

Huyện Khoái Châu: Phát triển vững chắc công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. làm động lực cho phát triển nông nghiệp. 58

Tổ hợp ánh Hồng: Khai thác thế mạnh để phát triển. 60

Phát triển kinh tế xã hội huyện Mỹ Hào sau 4 năm tái lập. 62

Huyện Ân Thi: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong khó khăn vẫn phát triển vững vàng. 65

Làng nghề chạm bạc Phù ủng: Triển vọng trong tương lai. 67

Kim Động vươn lên phát triển công nghiệp trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc. 68

Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Phù Cừ. 72

Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Triều Dương: Vững vàng những bước đi đầu tiên. 75

Phát triển kinh tế xã hội sau 3 năm tái lập huyện Văn Giang và những định hướng phát triển. 77

Văn Lâm với xu thể trở thành một khu công nghiệp phát triển ngay bên cạnh Thủ đô Hà Nội. 80

Tiên Lữ: Vững bước đi lên. 83

Huyện Yên Mỹ với việc đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. 86

Quy định về tiếp nhận, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 89

Quy định về ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 94

Quy định tạm thời việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 96

Quy định một số điểm cụ thể “Thực hiện Quyết định số 22/2003 QĐ-BTC ngày 18/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng”. 99


Công nghiệp Ninh Bình - Tiềm năng và triển vọng phát triển



Ninh Bình là tỉnh cực nam của đồng bằng sông Hồng, có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 2 khu vực: Lưu vực sông Hồng và sông Mã. Cùng với kinh tế nông nghiệp đang phát triển toàn diện và chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, ngành Công nghiệp Ninh Bình đang có bước phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

Với mục đích giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Công nghiệp phối hợp với Sở Công nghiệp Ninh Bình xuất bẩn chuyên đề “Công nghiệp Ninh Bình – Tiềm năng và triển vọng phát triển", để giúp cho các nhà đầu tư có thêm thông tin tham khảo.

Cuốn sách gồm có các nội dung chính:

- Giới thiệu khái quát tiềm năng phát triển công nghiệp của Tỉnh và mục tiêu định hướng phát triển đến năm 2010 có tính đến năm 2020.

- Giới thiệu tiềm năng phát triển công nghiệp và hoạt động sản xuất công nghiệp của một số huyện trong Tỉnh.

- Giới thiệu hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn Tỉnh.

- Giới thiệu danh sách các dự án kêu gọi đầu tư chủ yếu.

Cuốn sách dày 74 trang, khổ 20 x 28cm, in 4 màu trên giấy tốt. Xuất bản tại Hà Nội tháng 12/2005.

Lời giới thiệu

Ninh Bình là tỉnh cực nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là địa danh ngàn năm văn hiến, nổi tiếng với những thắng cảnh mang tầm cỡ quốc tế: Rừng quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch Tam Cốc, Bích Động, Kênh Gà - Vân Trình, khu hang động Tràng An, Nhà thờ đá Phát Diệm...

Với vị trí thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam, cách thủ đô Hà Nội hơn 90km, Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 2 khu vực: Lưu vực sông Hồng và sông Mã, cùng với con người Ninh Bình có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cường trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trong công cuộc đổi mới và hội nhập, Ninh Bình đang từng bước vươn lên phấn đấu tạo nên nhiều chuyển biến tích cực, làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội.

Giai đoạn 2001 - 2005, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, song với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, kinh tế của Ninh Bình liên tục tăng trưởng và phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; công nghiệp khởi sắc, nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển; sự nghiệp giáo dục y tế, văn hóa, khoa học - công nghệ có nhiều tiến bộ; đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững...

Với mong muốn giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình trong tiến trình hội nhập với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, được phép của lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, Tạp chí Công nghiệp - Bộ Công nghiệp phối hợp với Sở Công nghiệp Ninh Bình xuất bản chuyên đề: “Công nghiệp Ninh Bình - Tiềm năng, hiện trạng và triển vọng phát triển”.

Hy vọng rằng, qua chuyên đề này, những bạn đọc, những nhà đầu tư quan tâm đến Ninh Bình, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ có được những thông tin cần thiết để tìm hiểu đầu tư vào tỉnh nhà.

Tạp chí Công nghiệp xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, các cơ quan ban ngành trong Tỉnh, UBND thành phố và các huyện, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cảm ơn sự phối hợp nhiệt tình và hiệu quả của Sở Công nghiệp Ninh Bình để chuyên đề được ra mắt bạn đọc vào những ngày cuối năm 2005.

Tạp chí Công nghiệp

Lời giới thiệu 1

Công nghiệp Ninh Bình: Tiếp tục vươn lên trong đổi mới. 3

Ninh Bình: Tiềm năng phát triển công nghiệp 7

Ban quản lý các khu công nghiệp: Mở rộng cửa chào đón nhà đầu tư 12

Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình:

Tập trung phát triển công nghiệp thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn 15

Phát triển ngành Giao thông Vận tải Ninh Bình: Nền tảng cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế. 20

Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Ninh Bình 23

Thị xã Ninh Bình: Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Tỉnh Đảng bộ 25

Thị xã Tam Điệp: Không ngừng đổi mới và mở rộng hợp tác. 28

Huyện Gia Viễn: Phát triển kinh tế bền vững 32

Huyện Nho Quan: Vươn lên xây dựng nông thôn mới 35

Huyện Yên Khánh: Phát huy truyền thống huyện Anh hùng. 37

Huyện Yên Mô: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế 41

Công ty TNHH NN MTV Điện lực Ninh Bình: Điện đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. 45

Công ty Nhiệt điện Ninh Bình: Mở rộng công suất nâng cao chất lượng điện 47

Người giám đốc tiên phong đưa doanh nghiệp phát triển đa ngành nghề 50

Xí nghiệp cơ khí Quang Trung Ninh Bình: Địa chỉ đỏ trong ngành cơ khí Việt Nam 53

Xí nghiệp tư doanh thủ công mỹ nghệ Đổi Mới: Thương hiệu nổi tiếng về những sản phẩm làm từ cói. 57

Trường Cao đẳng sư phạm Ninh Bình phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 60

Trường trung học KTKT và tại chức Ninh Bình: Xây dựng uy tín bằng chất lượng đào tạo. 64

Tổng hợp danh mục các dự án đầu tư 67

Ngành Than Việt Nam trong những năm đổi mới




Ngành Than Việt Nam là ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, đóng góp nhiều cho sự phát triển của đất nước. Trong 10 năm gần đây, ngành Than đã có sự phát triển vượt bậc. Hàng năm, Ngành đã sản xuất hơn gần 30 triệu tấn than và đã nâng con số xuất khẩu lên hơn 10 triệu tấn và mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Trên nền sản xuất than, ngành Than đã phát triển sản xuất điện, xi măng, vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng và nhiều ngành nghề khác.

Để giới thiệu với bạn đọc trong và ngoài nước những thành công của ngành Than Việt Nam trong công cuộc đổi mới và chuẩn bị hội nhập quốc tế, Tạp chí Công nghiệp đã phối hợp với Tổng Công ty Than việt Nam xuất bản cuốn sách: “Ngành Than Việt Nam trong những năm đổi mới”.

Ngoài việc giới thiệu những thành tựu đã đạt được trong 10 năm (kể từ năm 1994), cuốn sách còn phản ánh những khó khăn, biện pháp khắc phục và định hướng phát triển của Ngành trong những năm tới.

Cuốn sách gồm các nội dung chính:

- Giới thiệu khái quát quá trình phát triển của ngành Than Việt Nam trong 10 năm qua và vai trò của ngành Than trong nền kinh tế đất nước.

- Giới thiệu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Ngành.

- Giới thiệu công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Than.

Cuốn sách dày 184 trang, khổ 20,5 x 29cm, in 4 màu trên giấy tốt, xuất bản tháng 11/2004

Mục lục

Mục lục cuốn Than

- Cùng bạn đọc

- Ngành Than trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh

- Ngành Than trong nền kinh tế đất nước

- Thư của Tổng giám đốc TVN gửi CBCN ngành Than nhân ngày thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam

- Tổng Công ty Than Việt Nam: Những thành quả bước đầu trên lộ trình phát triển

- Cục Kỹ thuật An toàn Công nghiệp: nhìn lại vấn đề an toàn sản xuất của Tổng Công ty Than Việt Nam nhân 10 năm thành lập.

- Cảm nghĩ nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam.

- Ngành Than trước và hiện nay.

- Tâm sự về ngành than của ông Lê Hữu Quân nguyên Giám đốc Công ty Than Uông Bí.

- Công ty Than Cọc Sáu: còn than, Cọc Sáu còn xuống sâu

- Công ty Đông Bắc: Tích cực sản xuất và sẵn sàng chiến đaúa.

- Công ty Than Đèo Nai: Phát triển bền vững

- Công ty than Mạo Khê: Phát huy sức mạnh truyền thống để thực hiện đổi mới.

- Công ty than Vàng Danh: 40 năm, một chặng đường.

- Công ty than Cao Sơn tiếp tục vươn tới những đỉnh cao mới.

- Sức trẻ Núi Béo.

- Công ty than Hà Tu: Xây dựng mỏ phát triển bền vững

- Công ty than Nội địa: Những chặng đường phát triển

- Công ty than Hà Lầm: Công nghệ và con người là quyết định tất cả.

- Công ty than Uông Bí: Mười năm dấu ấn một chặng đường.

- Công ty Than Hòn Gai: Vượt khó đi lên

- Công ty than Hạ Long: Sắp xếp tổ chức hợp lý, đầu tư đúng hướng.

- Công ty than Mông Dương: Trên con đường phát triển.

- Công ty Xây dựng Mỏ: Những chuyển biến tích cực

- Công ty than Thống Nhất: Khẳng định xaya dựng và phát triển bền vững theo than Việt Nam

- Công ty than Khe Chàm: Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho khai thác than hầm lò.

- Công ty than Dương Huy: 10 năm xây dựng và phát triển

- Công ty than Bái Tử Long: Trước những thử thách

- Công ty cổ phần vận tải và đưa đón thợ mỏ: Đổi mới tổ chức quản lý để phù hợp cơ chế thị trường và nâng cao chất lượng phục vụ công nhân mỏ.