Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Công nghiệp Hưng Yên trong tiến trình hội nhập



Hưng Yên là một tỉnh nằm giữa châu thổ sông Hồng, có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Từ ngày tái lập tỉnh, nền kinh tế nói chung và đặc biệt ngành công nghiệp Tỉnh có nhiều khởi sắc. Với mục tiêu đến năm 2020, Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, thì vấn đề thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước và tỉnh có tầm quan trọng đặc biệt. Cuốn chuyên đề “Công nghiệp Hưng Yên trong tiến trình hội nhập” sẽ giới thiệu bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp Hưng Yên đặt trong bức tranh chung của nền kinh tế những năm đầu của thế kỷ XXI và những định hướng cho sự phát triển.

Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu tình hình KT-XH của Hưng Yên và những định hướng phát triển, bao gồm các bài viết của lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành.

Phần 2: Giới thiệu tiềm năng phát triển công nghiệp của các huyện và thị xã. Trong phần này còn giới thiệu những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn.

Phần 3: Giới thiệu các Quy định: Quy định về ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh Hưng Yên; Quy định tuyển chọn, sử dụng và quản lý lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn; Quy định cụ thể việc thực hiện quyết định số 22/2003/QĐ/BTC ngày 18/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

Danh mục khu vực ưu đãi đầu tư

Sách gồm 105 trang, khổ 20 x 28cm, in trên giấy tốt.

Lời nói đầu

Hưng Yên là một tỉnh nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, in đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cách đây vài ba trăm năm, Hưng Yên đã từng là “đô thị”, thương cảng sầm uất của đất nước.

Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng với con người Hưng Yên có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, trong công cuộc đổi mới, Hưng Yên đang từng bước vươn lên trở thành một tỉnh giàu mạnh.

Với mục tiêu phấn đấu là đến trước năm 2020, Hưng Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, mà trong đó mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 2001 - 2010 là nhịp độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân trên 12%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 35,1%; dịch vụ 42,7%; nông nghiệp 22,2%; hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Hưng Yên đã chủ trương phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với tốc độ nhanh, coi đây là nhân tố chủ yếu góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả tỉnh.

Với mong muốn giới thiệu tiềm năng của công nghiệp Hưng Yên trong tiến trình hội nhập với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, được phép của lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Công nghiệp - Bộ Công nghiệp phối hợp với Sở Công nghiệp Hưng Yên xuất bản chuyên đề: “Công nghiệp Hưng Yên trong tiến trình hội nhập”.

Hi vọng rằng, qua cuốn chuyên đề này, những bạn đọc, những nhà đầu tư quan tâm đến Hưng Yên, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ có được những thông tin cần thiết để tìm hiểu đầu tư vào tỉnh nhà.

Ban chuyên đề Tạp chí Công nghiệp xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên, các cơ quan ban ngành trong tỉnh, UBND thị xã và các huyện, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cảm ơn sự phối hợp nhiệt tình của Sở Công nghiệp Hưng Yên để cuốn chuyên đề được ra mắt bạn đọc vào những ngày cuối năm 2003.

Mục lục

Lời giới thiệu 1

Hưng Yên - Đất và Người 3

Hưng Yên khai thác mọi nguồn lực đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề. 7

Liên minh HTX Hưng Yên - những thành tựu nổi bật. 12

Phát triển công nghiệp nhiều thành phần gắn với chuyển dịch cơ cấu theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 16

Hợp tác đầu tư chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 20

Ngành xây dựng Hưng Yên đặt nền móng vững chắc cho tương lai. 24

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hưng Yên luôn vì lợi ích khách hàng. 26

Không ngừng phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông. 30

Ngành Địa chính Hưng Yên với công tác quản lý và sử dụng đất đai. 33

Thị xã Hưng Yên: Kinh tế, xã hội phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực. 36

Công ty Xây lắp Hưng Yên “Đơn vị sản phẩm chất lượng cao”. 41 u Công ty May Hưng Yên: Điểm sáng vươn lên từ lửa đạn. 44

Công ty May II Hưng Yên: Điểm sáng của công nghiệp địa phương. 47

Công ty Nhựa Hưng Yên: Xây dựng, trưởng thành và phát triển. 50

Công ty Cơ khí Dệt May Hưng Yên năng động trong sản xuất kinh doanh. 53

HTX May Đại Đồng: 44 năm tồn tại và phát triển. 55

Công ty Công nghệ Điện tử Điện lạnh Việt Nam (Mitsustar) và những bước đi tự tin tại Việt Nam. 56

Huyện Khoái Châu: Phát triển vững chắc công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. làm động lực cho phát triển nông nghiệp. 58

Tổ hợp ánh Hồng: Khai thác thế mạnh để phát triển. 60

Phát triển kinh tế xã hội huyện Mỹ Hào sau 4 năm tái lập. 62

Huyện Ân Thi: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong khó khăn vẫn phát triển vững vàng. 65

Làng nghề chạm bạc Phù ủng: Triển vọng trong tương lai. 67

Kim Động vươn lên phát triển công nghiệp trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc. 68

Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Phù Cừ. 72

Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Triều Dương: Vững vàng những bước đi đầu tiên. 75

Phát triển kinh tế xã hội sau 3 năm tái lập huyện Văn Giang và những định hướng phát triển. 77

Văn Lâm với xu thể trở thành một khu công nghiệp phát triển ngay bên cạnh Thủ đô Hà Nội. 80

Tiên Lữ: Vững bước đi lên. 83

Huyện Yên Mỹ với việc đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. 86

Quy định về tiếp nhận, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 89

Quy định về ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 94

Quy định tạm thời việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 96

Quy định một số điểm cụ thể “Thực hiện Quyết định số 22/2003 QĐ-BTC ngày 18/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng”. 99


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét